Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

Gia sư Bình Dương Thủ Dầu Một cảm nhận về đoạn thơ Đây Thôn Vĩ Dạ


Gia sư tại Bình Dương cho rằng cái đẹp luôn là cái làm cho người ta đau đớn nhất, vì quá đẹp nên người ta càng day dứt, nhớ thương và không buông bỏ được. Biết là thế, nhưng có ai không thôi say mê cái đẹp đâu. Chẳng phải xuân diệu luôn viết nên những vần thơ tràn đầy tình yêu và tuổi trẻ tươi đẹp hay sao. Hay huy cận có một nỗi buồn vũ trụ, cô đơn, lạc lõng trước nhân thế trong những vần thơ cũng là do quá khát khao tình cảm đẹp : tình thương, sự giao cảm với con người. Hàn mạc tử cũng không ngoại lệ, chính vì quá yêu cuộc sống, quá khát khao tình thương, nên thơ ông vừa lãng mạn, mơ màng nhưng cũng đầy đau đớn, bi liệt, điển hình là đoạn thơ trong bài đây thôn vĩ dạ.

http://giasubinhduong.edu.vn/tac-gia-tac-pham/gia-su-binh-duong-thu-dau-mot-noi-ve-net-buon-trong-tho-nguyen-trai.html
Gia sư ở Bình Dương  thấy rằng đoạn thơ trích trong bài thơ đây thôn vĩ dạ của tập đau thương. Đoạn thơ nằm ở đoạn thứ hai, tả cảnh thiên nhiên thực và ảo gợi sự chia lìa, thể hiện một dòng tâm trạng bất định của nhà thơ. Nguyên nhân bài thơ vừa có niềm ao ước, khao khát, hi vọng nhưng lại vừa vô vọng, nghi hoặc là do bài thơ được sáng tác vào năm 1938, khi hàn mạc tử đã lâm trọng bệnh, mọi thứ trước mắt đều mơ hồ, vô định.
gia-su-binh-duong-thu-dau-mot-chia-se-anh-thuyen-trang

Hai câu đầu là hình ảnh tả thực thiên nhiên, gió mây, dòng nước hoa bắp lay. Nhưng thiên nhiên ở đây lại mang cho ta cảm giác đượm buồn, chia lìa. Từ buồn thiu, biện pháp nhân hóa dòn nước gợi cảm giác buồn mơ màng, man mác mà dai dẳng. Tuy là cảnh thật nhưng lại có chút gì đó hư ảo. Có gió thổi thì mây mới bay, gió đẩy mây, mây nương theo gió. Song nhà thơ lại viết gió theo lối gió đi một đường mây đường mây đi một nẻo, sự vật vã đã được tách rời với nhau, tưởng như là hai sự vật riêng biệt không có mối liên kết nào, gợi cho người đọc một cảm giác chia lìa, xa cách. 
Câu thơ có hình, có ảnh, có chuyển động, nhưng chỉ là một chuyển động khẽ khàng của hoa bắp lay càng làm tô đậm thêm sự chia lìa, xa cách, nỗi buồn như kéo dài hơn. Nếu hai câu trên là cảnh thực thì hai câu thơ sau hoàn toàn đắm chìm vào cảnh ảo. Hai câu thơ là hai câu hỏi tu từ diễn tả vô định trước dòng đời. 
gia-su-binh-duong-thu-dau-mot-chia-se-canh-thon-vi-da

Gia sư Dĩ An Bình Dương nhận thấy trong thơ ca, hình ảnh thuyền ai, dòng sông gợi nỗi niềm khao khát giao cảm giữa người với người. Đã có sự xuất hiện của bóng dáng con người, nhưng buồn thay lại là thuyền ai, cảnh cũng chỉ là cảnh ảo, trong mơ tưởng đậu bến sông trăng. Câu thơ cuối diễn tả một niềm hi vọng, khao khát vô vọng. Từ kịp thể hiện sự nghi hoặc có thể đến, có thể không. Hàn mạc tử đã vươn tới cái đẹp tuyệt đỉnh là trăng là tình người để hóa giải nỗi đau, nhưng càng tìm càng không thấy nên tâm trạng mới rơi vào buồn thương và vô vọng, dòng cảm xúc bất định đan xen thực và ảo.
gia-su-binh-duong-thu-dau-mot-chia-se-tho-han-mac-tu

Các nhà thơ trong phong trào thơ mới đều mang điểm chung cô đơn và buồn. Nhưng Hàn Mặc Tử là một hiện tượng kì lạ nhất. Thơ ông là thơ điên, càng khao khát lại càng đau đớn.
xem thêm: gia sư anh văn bình dương

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

DMCA.com